Thứ 7, 30/11/2024 10:31 GMT +7
Dòng sự kiện:

Các phong tục trong ngày Tết Trung thu

08:30 - 13/06/2021

(GolfViet) - Tết Trung thu hay còn gọi là Tết trông Trăng được diễn ra vào Rằm tháng 8 (15/8 Âm lịch) hằng năm. Vậy vào ngày này, người Việt thường tổ chức nhiều hoạt động truyền thống, được lưu truyền từ đời ông cha.

Bài liên quan

Ý nghĩa Tết Trung Thu

Tết Trung thu được biết đến như ngày Tết của tình thân và sum vầy. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình ở bên nhau và tổ chức những buổi tiệc ấm cúng. Bên cạnh đó, đây cũng là ngày các em thiếu nhi được cùng nhau vui chơi, lưu giữ những kí ức tươi đẹp về tuổi thơ. Năm nay Tết trung thu sẽ rơi vào thứ 3 ngày 21 tháng 9.

Phong tục truyền thống của người Việt vào Tết Trung thu

Phong tục múa lân

Theo truyền thuyết, Lân là một con vật hung dữ và ngang tàng, chuyên xuất hiện phá phách, bắt người để ăn thịt vào mỗi dịp Rằm tháng 8. Phật Di Lặc thấy thế đã hạ trần, biến thành một ông bụng phệ, đầu hói mà dân gian bây giờ gọi là ông Địa, cho nó ăn một loại cỏ tên là cỏ linh chi. Sau khi ăn, Lân liền biến thành một con thú hiền lành và chỉ ăn thực vật.

mot-so-phong-tuc-tet-trung-thu-1

Và kể từ đó, hằng năm vào dịp Tết Trung thu, ông Địa lại dẫn lân đi vui Tết trung thu và ban phước lành, may mắn, ấm no đến cho mọi nhà. Mọi người còn truyền miệng rằng khi con Lân xuất hiện ở đâu thì trừ tà ma ở đó, nhân dân hạnh phúc, đất đai màu mỡ. Vì lẽ đó nên cho đến ngày nay cứ mỗi dịp Tết Trung thu thì múa Lân lại thành một hoạt động không thể thiếu.

Phong tục rước đèn Trung thu

Tuy không biết bắt nguồn từ đâu và từ khi nào nhưng rước đèn cũng là một phong tục không thể không có vào mỗi dịp Tết Trung thu.

unnamed-file-52

Ngày nay, khi công nghệ hiện đại phát triển làm lu mờ đi nét đẹp truyền thống nhưng vào mỗi dịp lễ này người dân vẫn sẽ ưu tiên chọn những loại đèn truyền thống. Trong mỗi cái đèn lồng sẽ được thắp sáng bằng một ngọn nến và trẻ con sẽ mang chơi khắp xóm. Ánh nến lung linh kèm thêm tiếng cười nói ủa trẻ con sẽ tạo nên bầu không khí mà có thể nói chỉ riêng dịp Tết Trung thu mới có.

Phong tục phá cỗ Trung thu

Để có thể “phá cỗ” thì đầu tiên ta phải chuẩn bị mâm cỗ. Theo phong tục tập quán từ xa xưa của ông cha ta thì mâm cỗ vào Tết Trung thu sẽ bao gồm: bánh trung thu, bánh dẻo,…(những loại bánh trẻ con thích ăn) kèm theo đó là trái cây theo mùa, những loại hoa được cắt tỉa công phu và xung quanh sẽ có những chiếc đèn lồng như: đèn ông sao, đèn cá chép,…Tất cả sẽ được đặt ở giữa sân nhà để cúng trăng, tổ tiên cầu mong những điều hạnh phúc, những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

"Trung thu là Tết Thiếu Nhi, Không có chó bưởi còn gì là vui!”

Sau khi trăng lên cao, khi đã cúng xong thì tất cả mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau “phá cỗ”. Mọi người sẽ cùng nhau dỡ bánh, trái cây xuống. Những chiếc bánh trung thu, bánh dẻo,.. sẽ được chia đều cho thành viên trong gia đình cùng nhau thưởng thức và trò chuyện. Còn đèn lồng sẽ cho trẻ con trong nhà cùng nhau cầm chạy khắp nhà, khắp xóm để vui đùa cùng nhau.

Phá cỗ Trung thu cũng được xem như là mọi người cùng nhau “thưởng thức” hương vị của đêm Trung thu.

Như Quỳnh

 
THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT