Thứ 4, 09/10/2024 10:04 GMT +7
Dòng sự kiện:

Tết Đoan Ngọ là ngày nào? Cúng gì, ăn gì vào ngày Tết Đoan Ngọ?

08:21 - 10/06/2024

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này. Cùng GolfViet tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bài liên quan

Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ một truyền thuyết. Theo đó, từ xa xưa người nông dân Việt đã có tập tục tổ chức tiệc ăn mừng sau khi thu hoạch mùa màng. Tuy nhiên năm đó, vào đầu tháng 5, sâu bọ lại kéo đến nhiều, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Trong lúc người dân khổ sở không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này thì có ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

tet-doan-ngo

Người này đã hướng dẫn cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây rồi ra trước nhà mình vận động thể dục. Sau khi người dân làm theo lời của ông lão, chỉ trong thời gian ngắn đàn sâu bọ đã té ngã rũ rượi.

Trước khi biến mất, ông lão còn dặn dò người dân rằng mỗi năm vào đúng ngày này phải làm theo chỉ dẫn của ông để tiêu diệt hết các loại gây hại cho mùa màng, cho cây trồng. Cũng từ đó, ngày “Tết diệt sâu bọ” ra đời.

Sau này, nhiều người bắt đầu gọi này này là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa).

Hiện nay vẫn còn rất nhiều làng quê Việt Nam giữ được nét đẹp văn hóa ngàn năm này. Sau tết Nguyên Đán, có lẽ Tết Đoan Ngọ là dịp để gia đình sum họp đầm ấm nhất.

Tết Đoan Ngọ nên cúng gì, ăn gì?

Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng để dâng tổ tiên, thần linh, với mong muốn cầu cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại và cầu mong sức khỏe. 

Tuy cùng một quốc gia nhưng mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm văn hóa khác biệt. Chính vì vậy, mâm cúng, món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng rất đa dạng. 

Đối với người miền Bắc

Người miền Bắc thường cúng Tết Đoan Ngọ với cơm rượu nếp cái hoa vàng. Hoa quả thường có mận, vải, đào, xoài, dưa hấu…

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân miền Bắc sẽ ăn quả mận trước bữa sáng. Điều này xuất phát từ quan niệm vị chua thanh trong quả mận giúp xua tan sâu bọ, làm sạch đường ruột, tạo nên một mùa màng mới tươi tốt hơn nên 

Những món ăn truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Phương Ruby Cherry

Những món ăn truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Phương Ruby Cherry

Đối với người miền Trung

Khác với miền Bắc, người miền Trung xem Tết Đoan Ngọ như dịp đoàn viên với gia đình nên họ sẽ tổ chức ăn uống khá linh đình. Những món ăn đặc trưng của họ sẽ gồm có bánh tráng, chè kê và không thể thiếu đó là bánh tro. Cộng thêm điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có lẽ người miền Trung thường sẽ cúng lớn hơn hai miền còn lại để mong bình yên và mùa màng bội thu.

Đối với người miền Nam

Và ở miền Nam, ngoài đặc trưng không thể thiếu là thịt vịt ra thì họ còn có cơm rượu nếp. Cơm rượu này có phần đặc biệt hơn vì nó sẽ không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi đem ủ và sẽ ăn kèm với xôi vò.

tet-doan-ngo-1

Ngoài ra, người dân ở Nam Trung Bộ, Nam Bộ còn biết đến món bánh tro trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng như  bánh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương.

Dù từng miền sẽ có từng đặc trưng khác nhau nhưng nhìn chung tất cả đều sẽ đem đến cho Việt Nam một màu sắc văn hóa riêng biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Minh Tuệ

THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT