Thứ 6, 22/11/2024 06:59 GMT +7
Dòng sự kiện:

Có một tiểu hành tinh như quả bóng golf

12:36 - 21/02/2020

(GolfViet) - Các nhà thiên văn học tại MIT và nhiều nơi khác đã quan sát thấy một tiểu hành tinh bị phá hủy nặng nề đến nỗi ngay lập tức họ liên tưởng nó với bề mặt của bóng golf.

Bài liên quan

Tháng 3/1802, nhà thiên văn học người Đức Heinrich Wilhelm Matthaus Olbers đã nhìn lên bầu trời đêm và phát hiện ra tiểu hành này. Ông đặt tên nó là Pallas, theo tên nữ thần trí tuệ Hy Lạp nhưng mọi người khác đã sớm gọi nó là “Quả bóng golf

Pallas với vô số miệng hố trên bề mặt giống như những vết lõm trên quả bóng golf (Ảnh: Sciencealert)

Pallas với vô số miệng hố trên bề mặt giống như những vết lõm trên quả bóng golf (Ảnh: Sciencealert)

Pallas có đường kính 512 km, là vật thể lớn thứ ba trong vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó chiếm khoảng 7% tổng khối lượng của khu vực và có kích thước bằng 1/7 của mặt trăng.

Hồi đầu tháng, trong một bài báo đăng trên Tạp chí Nature Astronomy, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên tiết lộ những hình ảnh chi tiết về Pallas, bao gồm cả bề mặt giống như miệng núi lửa bị tàn phá nặng nề của nó.

Thoạt nhìn, trông nó không khác quả bóng golf độ phân giải thấp. Các nhà nghiên cứu cho rằng bề mặt của Pallas chính là kết quả từ quỹ đạo nghiêng bất thường của tiểu hành trong lịch sử bốn tỷ năm cực kỳ dữ dội.  

Pallas có một đường đi kỳ lạ trong không gian. Nếu hầu hết các vật thể trong vành đai tiểu hành tinh di chuyển dọc theo cùng một đường elip quanh mặt trời và có độ nghiêng quỹ đạo 30 độ, giống như những chiếc ô tô trên đường đua thì quỹ đạo nghiêng tới 34.837 độ của Pallas khiến nó tự bay lên phía bắc, phía nam, bên trên và bên dưới, va đập vào mọi thứ trên đường đi và tạo ra những miệng hố khổng lồ. Bất cứ sự va chạm nào mà Pallas trải qua trên đường đi gây thiệt hại gấp bốn lần so với va chạm giữa hai tiểu hành tinh trên cùng quỹ đạo. Và bây giờ, những hình ảnh mới nhất cho thấy hệ quả đó.

Quỹ đạo nghiêng lớn của Pallas quanh mặt trời (Ảnh: Sciencealert)

Quỹ đạo nghiêng lớn của Pallas quanh mặt trời (Ảnh: Sciencealert)

Từ những hình ảnh này, có thể nói rằng Pallas là vật thể bị phá hủy nhiều nhất mà chúng ta biết trong vành đai tiểu hành tinh. Nó giống như tự tạo ra một thế giới mới”, nhà thiên văn học MIT Michaël Marsset, tác giả chính của một bài báo mô tả các hình ảnh cho biết. Ngoài ra, Pallas cũng được coi là tiểu hành tinh “hung hăng” nhất hệ mặt trời.

Qua những hình ảnh chụp bằng thiết bị SPHERE tại đài thiên văn Very Large Telescope ở Chile, Pallas được xác định có ít nhất 36 hố với đường kính lớn hơn 30 km – khoảng 1/5 đường kính miệng núi lửa Chicxulub ở Trái đất, nguyên nhân ban đầu có khả năng giết chết loài khủng long 65 triệu năm trước. Các miệng hố của Pallas dường như bao phủ ít nhất 10% bề mặt của tiểu hành tinh.

Khi những phát hiện được tiết lộ và so sánh với một quả bóng golf, giám sát viên của Marsset, giáo sư MIT Richard Binzel chia sẻ trên tờ Boston Globe rằng ông rất ngạc nhiên về sự giống nhau đó. Và nếu các vết lõm trên bề mặt bóng golf của Titleist và Top Flite được hình thành với độ chính xác một cách cẩn thận thì Pallas lại được tạo ra bởi sự va chạm hung hăng ngoài vũ trụ. 

Thảo Phạm (T/h)

THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT