Cách phòng tránh chấn thương ngón tay, bàn tay golfer nên biết
Bàn tay, ngón tay là bộ phận trực tiếp cầm gậy, ảnh hưởng đến cú đánh của từng golfer. Bởi vậy, việc bảo vệ ngón tay, bàn tay khỏi chấn thương là việc golfer nên lưu ý.
Trong toàn bộ cơ thể, hoạt động của tay và cổ tay có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc đưa bóng golf đến đích. Bàn tay cầm là nơi tiếp xúc duy nhất giữa cơ thể với gậy golf, bởi vậy, việc bảo vệ ngón tay, bàn tay khỏi chấn thương là việc golfer cần lưu ý.
Thực tế, ngón tay, bàn tay thường bị chấn thương do việc cầm gậy không đúng cách hoặc so sai kỹ thuật. Chuyển động với tốc độ nhanh và liên tiếp khi chơi golf sẽ gây ra tổn thương ở bàn tay và ngón tay. Thường gặp nhất là chứng viêm gân, gãy hoặc dị dạng xương ngón tay.
Toàn thể hệ thống tay (xương ngón tay và xương bàn tay) được gắn chặt với nhau bởi dây chằng và gân, không hề có bất kỳ một cơ nào. Khi swing đòi hỏi cổ tay phải sản xuất ra một loạt cử động tốc độ cao giống như vận động viên điền kinh, từ đó tạo áp lực xuống tay và ngón tay.
Sức căng của tay lên mức cao nhất là khi vung gậy xuống và điểm chạm bóng đánh golf. Chấn thương thường xảy ra khi sử dụng lực quá sức hoặc bị chạm vào các vật cứng khiến gân bị đứt, hoặc trật khớp.
Để hạn chế việc chấn thương tay, ngón tay, golfer nên chú ý đến việc cầm gậy đúng cách giúp các ngón tay không bị chấn thương như gãy xương, biến dạng hay phồng rộp các ngón tay.
Những tay golf bị đau tay hay đau cổ tay nên hạn chế đánh golf, vì điều đó làm cho chấn thương nặng hơn. Thay vào đó hãy cố gắng chăm sóc bộ phận chấn thương thật tốt và nghỉ ngơi.
Khi chơi, golfer nên dùng sức vừa phải để ép lên cán gậy golf. Cử động vung gậy ra hướng sau vừa phải, giảm dùng động tác cổ tay quá mức và tránh vung gậy golf quá sâu làm tung cả đám cỏ dầy lên.
Khi tập đánh golf trở lại sau hi bị chấn thương, hãy sử dụng tee mỗi khi phát bóng chơi golf dài. Hãy nâng tay cầm gậy lên trên cao một chút để xương móc câu của các bạn không cọ sát vào đuôi cán gậy.
Vũ Anh