Thứ 5, 28/03/2024 10:28 GMT +7
Dòng sự kiện:

Năng lực phát triển của du lịch Việt Nam tăng cao nhất thế giới

16:48 - 27/05/2022

(GolfViet) - Chỉ số Năng lực Phát triển Du lịch (TTDI) Việt Nam năm 2021 tăng 4,7% và đứng thứ 52, là quốc gia có mức tăng điểm số cao nhất thế giới theo báo cáo mới nhất của Diễn đoàn Kinh tế thế giới (WEF).

Bài liên quan

So với năm 2019 (hạng 60), điểm số này của Việt Nam đã vượt 8 bậc. Trong đó, những chỉ số được đánh giá cao nhất là có giá cả cạnh tranh (hạng 15), cơ sở hạ tầng giao thông mặt đất và cảng hàng không (hạng 15). Việt Nam ngoài ra ghi điểm từ tài nguyên môi trường thiên nhiên (hạng 24), tài nguyên giải trí và nghỉ dưỡng (hạng 29), an ninh an toàn (hạng 33). Song báo cáo của WEF ngày 24/5 cũng chỉ ra một số điểm yếu của Việt Nam về hạ tầng du lịch (hạng 86), mức độ ưu tiên cho du lịch (hạng 87) và môi trường bền vững (hạng 94).

Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) nhìn từ trên cao (ảnh: TTXVN)

Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) nhìn từ trên cao (ảnh: TTXVN)

Cùng với Việt Nam, Indonesia ghi nhận tăng 3,4%, đứng hạng 44 (lên 12 bậc) và Arab Saudi tăng 2,3% giữ hạng 33 (lên 10 bậc) - là ba quốc gia có chỉ số năng lực phát triển du lịch tăng hạng cao nhất. Ngược lại trong khu vực châu Á, Malaysia tụt 9 bậc xuống thứ 38, Ấn Độ tụt 8 bậc xuống đứng 54.

Trong bối cảnh ngành du lịch hai năm qua chịu thiệt hại nặng nề bởi tác động từ dịch Covid-19, WEF đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận vấn đề qua việc chuyển từ đánh giá xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh qua Chỉ số năng lực phát triển (kết quả xếp hạng năm 2019 đã được tính toán và điều chỉnh lại theo chỉ số sau). Bộ chỉ số được xếp hạng dựa trên năm nhóm chính gồm: Môi trường hoạt động, Cơ sở hạ tầng, Chính sách và điều kiện hỗ trợ, Động lực thúc đẩy nhu cầu du lịch và Sự bền vững của du lịch.

Báo cáo WEF đồng thời nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của công nghệ số trong tái thiết và phục hồi du lịch bền vững. Các dịch vụ du lịch được tiếp cận qua nền tảng số ngày một nhiều như đại lý du lịch trực tuyến (OTA), thanh toán điện tử, kinh tế chia sẻ, đặt phòng trực tuyến hay thiết bị di động,… Từ đó đem lại cho du khách nhiều tiện ích và lựa chọn hơn, giảm bớt tiếp xúc trực tiếp và gia tăng trải nghiệm liền mạch.

Thảo Phạm

THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT