Thứ 7, 27/04/2024 03:57 GMT +7
Dòng sự kiện:

Chông chênh nghề Caddy Việt: Vì đâu nên nỗi?

09:57 - 12/12/2022

Nghề Caddy dù có lương so với mặt bằng chung khá hấp dẫn nhưng lại không tạo được sự gắn bó, tâm huyết với người làm bởi áp lực về sức khoẻ, trình độ và cảm xúc.

Caddy là những người hỗ trợ đồng hành cùng Golfer nhưng các câu chuyện nghề lại thường xoay quanh sự buồn tủi, vất vả nhưng ít được tôn trọng. Vì đâu xảy ra tình trạng này?

Caddy – Sự khác biệt về phục vụ giữa “trời Tây” và “trời Ta”

Với những đặc trưng của nghề phục vụ như phải tận tình, chu đáo, nhẫn nhịn, hỗ trợ golfer trong các cú đánh, Caddy là nghề chịu nhiều áp lực về sức khoẻ, độ tinh tế về cảm xúc cũng như chuyên môn.

Thực tế, để bắt đầu công việc, các Caddy phải tuyển chọn và học tập khá vất vả. Tuy nhiên, trên sân, những Caddy có thể làm các golfer hài lòng lại không nhiều. Rất nhiều Caddy đã bỏ cuộc giữa chừng, mất dần lòng yêu nghề, cố gắng một vài năm rồi kiếm công việc khác...

Các Caddy luôn là người đồng hành cùng Golfer nên cần chủ động tìm hiểu golfer nghĩ gì, muốn gì trong quãng thời gian hợp tác.

Các Caddy luôn là người đồng hành cùng Golfer nên cần chủ động tìm hiểu golfer nghĩ gì, muốn gì trong quãng thời gian hợp tác.

Ở một góc nhìn khác, theo đánh giá của một Golfer có tiếng thì Caddy Việt còn khá thụ động. Dù là người sẽ tiếp xúc với Golfer khoảng thời gian dài (5 tiếng đồng hồ liên tục) nhưng hầu như các Caddy không học cách hiểu golfer nghĩ gì, thích gì, học cách hỏi hoặc nói chuyện trước khi đánh để hiểu "ông chủ" mình phục vụ.

Xem thêm: Nghề Caddy - Nỗi niềm "làm dâu trăm họ" sau vẻ hào nhoáng

Các Golfer thuê Caddy không chỉ là người đồng hành, phục vụ mà còn là người hỗ trợ khi cần hoặc đưa ra các lời khuyên hữu ích, lưu ý về sân bãi giúp họ tránh được những sự cố đáng tiếc. Do đó, việc Caddy tinh ý, hiểu biết chuyên môn sẽ giúp họ dễ dàng chiếm được cảm tình của các Golfer để thuận lợi cho việc phục vụ.

So với các Caddy ở những nước phát triển, việc giá thuê Caddy rất đắt nên trình độ Caddy khá cao và chuyên nghiệp. Họ vừa tận tình như người phục vụ, vừa vững chuyên môn như Huấn luyện viên, vừa nắm luật chắc như trọng tài, vừa hiểu sân như chủ sân golf. Họ khá chủ động khi hợp tác cùng golfer nên tránh được những va chạm đáng tiếc từ các cử chỉ, lời nói, hay những sai sót trên sân.

Lương thưởng của nghề Caddy ở nước ngoài cũng khá hơn nhiều. Theo Forbes.com, ở châu Âu và Mỹ, một Caddy đi cho các tay golf chuyên nghiệp có thể kiếm được khoảng 1000-1500 USD/tuần. Thu nhập của Caddy đi cho những golfer hàng đầu PGA Tour có thể lên tới 250.000 USD/năm. Ví dụ Steve Williams – Caddy số 1 thế giới người New Zealand với hơn chục năm phục vụ huyền thoại Tiger Woods, đã kiếm được hơn 3 triệu bảng.

Bài toán nào cho mối quan hệ Caddy – Golfer chuyên nghiệp?

Hiển nhiên, việc phần lớn các Caddy Việt chưa đạt được sự chuyên nghiệp cũng bởi các quy định, cơ chế còn nhiều bất cập. Khi chủ sân còn “cào bằng”, ai vào sân đánh golf cũng phải thuê Caddy, bất kể giỏi hay dở. Các tiêu chuẩn về trình độ, đạo đức Caddy cũng không được minh bạch hoá sẽ khiến họ không có động lực phấn đấu.

Nâng cao chuyên môn, cải thiện khả năng giao tiếp, chủ động trong các tình huống sẽ giúp Caddy đứng vững và phát triển trong nghề.

Nâng cao chuyên môn, cải thiện khả năng giao tiếp, chủ động trong các tình huống sẽ giúp Caddy đứng vững và phát triển trong nghề.

Nếu các sân golf Việt Nam vẫn phải tiếp tục duy trì hiện diện của Caddy như một sự phục vụ bắt buộc đối với người chơi thì đòi hỏi Caddy cần có chuyên môn tốt, biết tư vấn và làm hài lòng khách hàng.

Các sân golf cũng cần quan tâm hơn nữa đến mô hình đặt trước Caddy. Ai làm tốt sẽ có nhiều golfer yêu cầu và sân nào có Caddy gây được sự hài lòng họ sẽ lựa chọn cho lần chơi tiếp theo. Nên bỏ thu phí “đặt Caddy” và để khách hàng thoải mái với lựa chọn của mình từ đó chấm điểm Caddy công bằng nhất.

Xem thêm: Nghề Caddy - Nỗi niềm "làm dâu trăm họ" sau vẻ hào nhoáng

Để nâng cao chuyên môn, Caddy cần hỏi thêm nhiều từ sách vở, thực tế chơi của golfer. Ngoài ra, các kỹ năng khác như giao tiếp, ngoại ngữ cũng cần biết ở mức đáng kể để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của khách nước ngoài. Các kênh thông tin cần tạo cầu nối giữa: Golfer - Caddie - Sân golf để các bên quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm, giảm xung đột, mâu thuẫn, đồng thời cập nhật các vấn đề phát sinh để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Vũ Anh/ SHTT
THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT