Thứ 3, 19/11/2024 08:12 GMT +7
Dòng sự kiện:

Vì sao lại nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”?

14:05 - 25/01/2022

(GolfViet) – Từ xưa đến nay, mỗi độ Tết đến xuân về, người Việt lại truyền nhau câu nói: "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy". Đây như là lời nhắc nhở chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô.

Bài liên quan

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tiết lộ, trong các sách xưa chỉ ghi “mùng 1 Tết cha, mùng 3 Tết thầy” và không có nhắc đến “Tết mẹ”. Trải qua nhiều đời, người Việt đã thay đổi tư tưởng và dần coi trọng vai trò của người phụ nữ cũng như gia đình phía ngoại hơn. Từ đó hình thành nên câu nói: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Theo chia sẻ của Giáo sư Ngô Đức Thịnh khi ông nghiên cứu văn hóa Việt Nam thì từ “Tết” trong câu trên mang nghĩa là chúc tết.

Mùng 1 vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt tập trung sang chúc Tết bên nội

Mùng 1 vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt tập trung sang chúc Tết bên nội

“Mùng 1 Tết cha” thì từ “cha” để chỉ về bên nhà nội, còn “mẹ” thì chỉ về bên nhà ngoại. Vì lẽ đó, vào mùng 1 Tết Nguyên Đán hàng năm, cả nhà sẽ tập trung bên nhà nội để chúc Tết và cúng gia tiên.

Mùng 2 về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng, tỏ lòng thành kính.

Mùng 2 về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng, tỏ lòng thành kính.

Đến mùng 2 thì qua nhà ngoại để thăm hỏi và chúc Tết. Tuy nhiên, ở thời buổi hiện nay, người ta không còn quá cứng nhắc về thứ tự trước sau của “Tết cha” và “Tết mẹ” mà vào những ngày đầu năm cả nhà sẽ đi chúc Tết bên nội lẫn bên ngoại và người thân họ hàng.

Vào mùng 3 Tết, các học trò thường tới thăm và chúc Tết những người thầy, cô đã dạy họ.

Vào mùng 3 Tết, các học trò thường tới thăm và chúc Tết những người thầy, cô đã dạy họ.

Còn “mùng 3 Tết thầy” là ngày mà những người học trò về thăm hỏi và chúc tết thầy cô giáo của mình. Đồng thời còn thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong văn hóa nước ta.

Hoàng Tâm

THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT