Thứ 3, 19/11/2024 04:19 GMT +7
Dòng sự kiện:

Xác định và tránh chấn thương đầu gối ở người chơi golf

08:30 - 12/04/2021

(GolfViet) - Chấn thương đầu gối chiếm khoảng 10 đến 20% các chấn thương liên quan đến chơi golf. Trong đó, phổ biến nhất là vấn đề rách sụn chêm khớp gối.

Bài liên quan

swing tốc độ cao, đặc biệt ở mức 120 dặm/giờ có thể đặt rất nhiều mô-men xoắn lên đầu gối của người chơi. Các cơ bị căng và vặn xoắn nhiều hơn với lực quá lớn đặt lên khớp gối phần nào có thể dẫn đến tình huống đau vì tổn thương mô mềm, rách dây chằng, các vấn đề về sụn chêm, thường là rách.

Sụn chêm là hai khum hình chữ C ở mỗi đầu gối, nối giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày có tính dai và đàn hồi cao, hoạt động như một bộ giảm xóc khi khớp gối chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể trong quá trình chuyển động.

Các hình thái tổn thương của sụn chêm

Các hình thái tổn thương của sụn chêm

Nếu đầu gối bị đau, sưng phù, khi vận động cảm giác có tiếng lục cục trong khớp, khó co duỗi,…người chơi rất có thể bị rách sụn chêm khớp gối, dù vẫn đi lại và luyện tập như bình thường. Tuy nhiên, cơn đau và trạng thái sưng sẽ tăng dần lên sau 2, 3 ngày, gây khó khăn cho vận động. Golfer có thể tự chăm sóc nếu thuộc trường hợp rách nhỏ, vẫn có thể cử động linh hoạt đầu gối, không đau bằng cách chườm đá, băng chun gối kết hợp với các loại thuốc chống viêm, giảm phù nề, nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Đừng vội quay lại cầm gậy phát bóng.

Trong trường hợp cách điều trị trên không mang lại hiệu quả, golfer cần tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu với các bài tập khoa học để dần phục hồi. Đôi khi, người chơi sẽ phải thực hiện phẫu thuật nhằm khôi phục lại các chức năng bình thường theo chỉ định của bác sĩ.

Thanh Bình

THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT