Thứ 2, 22/04/2024 03:28 GMT +7
Dòng sự kiện:

Tiềm năng phát triển của thị trường sản phẩm golf Việt Nam

10:26 - 16/10/2020

Trong những năm gần đây, số lượng sân golf tăng nhanh, golfer cũng tăng lên đáng kể kéo theo nhu cầu sử dụng sản phẩm golf ở Việt Nam phát triển vượt bậc.

Bài liên quan

Thị trường sản phẩm golf phát triển mạnh

Cách đây 10 năm, sân golf rất hiếm ở Việt Nam, nhưng theo thống kê mới nhất từ R&A và dữ liệu toàn cầu của National Golf Foundation, Việt Nam có 78 sân golf đã đi vào hoạt động và 43 sân khác đang hoàn thiện. Dù chiếm số lượng sân còn tương đối hạn chế nhưng bản báo cáo nhấn mạnh sự nổi lên của Việt Nam như một thị trường lớn và có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 70.000 người chơi golf , bởi vậy, tiềm năng phát triển thị trường sản phẩm golf rất mạnh.

Thực tế hiện nay, thị trường golf Việt đang có rất nhiều nhãn hàng đến từ khắp nơi trên thế giới cùng cạnh tranh. Một số cái tên quen thuộc có thể kể đến như: Honma, Ping, Callaway, Titleist, Majestic, Mizuno, XXIO…

Sự phát triển về sân golf và người chơi giúp thị trường sản phẩm golf Việt Nam tăng trưởng nhanh

Sự phát triển về sân golf và người chơi giúp thị trường sản phẩm golf Việt Nam tăng trưởng nhanh

Theo đại diện của thương hiệu Titleist và Footjoy, nếu như ngày trước rất khan hiếm sản phẩm và cửa hàng golf thì giờ đây có rất nhiều thương hiệu, cửa hàng golf và mọi sản phẩm mới nhất trên thị trường quốc tế. Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài để đuổi kịp một số thị trường khác như Thái Lan hoặc các nước phương Tây, nhưng chưa nơi đâu có được sự phát triển và tăng trưởng ấn tượng như ở Việt Nam.

Trong khi đó, ông Mai Anh Tuấn, Giám đốc Tat Golf lại cho rằng Khoảng ba năm trở lại đây, số lượng golfer mới tăng lên đáng kể, đồng hành với đó là rất nhiều thương hiệu gậy golf nổi tiếng thế giới đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này chứng tỏ tiềm năng phát triển của thị trường dụng cụ golf trong nước, đồng thời dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Tuy nhiên, theo khảo sát chung, một số thương hiệu đến từ Nhật Bản thường có ưu thế hơn bởi các sản phẩm golf có thiết kế và trọng lượng phù hợp với người Việt hơn là các sản phẩm đến từ Mỹ hoặc châu Âu.

Cơ hội phát triển thị trường sản phẩm golf Việt Nam đi kèm thử thách

Mặc dù có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng cơ hội phát triển thị trường sản phẩm golf Việt Nam là rất lớn. Bởi lẽ, Việt Nam là một trong số rất ít thị trường đang tăng trưởng trên thế giới, về cả mảng người chơi mới lẫn du lịch golf.

Tuy nhiên, thử thách cũng rất nhiều khi muốn phát triển buộc du lịch golf cần được phát triển bền vững. "Mặt khác, một thử thách lớn mà chúng ta đang phải đối mặt là nạn hàng giả hoặc bất hợp pháp. Hàng giả có ảnh hưởng tiêu cực đến bộ môn. Golf thủ nhận phải hàng kém chất lượng, không có chính sách hậu mãi", đại diện của thương hiệu Titleist và Footjoy chia sẻ.

Empty

Cũng đánh giá về cơ hội phát triển thị trường sản phẩm golf Việt Nam, đại diện thương hiệu Ping & Le Coq Sportif cho răng, sự phát triển này trong thời điểm hiện tại và trong thời gian tới, cùng sự gia tăng nhu cầu thay thế, đổi mới sản phẩm công nghệ tiên tiến do trình độ kiến thức của golf thủ ngày càng nâng cao, mang đến cơ hội lớn để các bên phát triển thương hiệu và gia tăng doanh số bán.

Tuy nhiên, hiện cũng rất nhiều thương hiệu tìm cách xâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng chưa đánh giá đúng nhu cầu thực tế. Bởi vậy, một lượng hàng hoá dư thừa rất lớn, dẫn đến việc cạnh tranh về giá bán khốc liệt để giải phóng hàng tồn kho và gây mất ổn định cho thị trường.

Anh Huy (TH)

THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT